Chất liệu Tencel là gì? Ứng dụng chất liệu Tencel trong thời trang

Tencel nổi tiếng là một trong những loại vải an toàn và thân thiện với môi trường nhất hiện nay. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, các sản phẩm thời trang được làm từ sợi Tencel thường thuộc dòng cao cấp. Vậy Tencel là gì? Ưu và nhược điểm của loại vải này ra sao? Hãy cùng V-SIXTYFOUR khám phá trong bài viết dưới đây!

1. Chất liệu Tencel là gì?

Tencel, hay còn gọi là Lyocell, là một loại vải sinh học được làm từ bột gỗ cây bạch đàn, khuynh diệp. Chất liệu này ngày càng được ưa chuộng trong ngành thời trang bởi những ưu điểm vượt trội về tính bền đẹp, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe.

Nguồn gốc của vải Tencel bắt đầu từ những năm 1980, khi công ty Courtaulds Fibers tại Coventry, Anh, tiến hành nghiên cứu và phát triển sợi Tencel. Đến năm 1990, vải tencel được sản xuất rộng rãi ở các nhà máy ở Mobile, Alabama và nhà máy Grimsby. Qua thời gian, quá trình sản xuất được mở rộng và thương hiệu Tencel của tập đoàn Lenzing trở nên phổ biến toàn cầu từ năm 2013.

Chất liệu vải tencel mềm mịn, cực thoáng mát

1.1. Quy trình sản xuất vải Tencel

Quy trình sản xuất Tencel bắt đầu từ việc thu hoạch vỏ gỗ của các loại cây họ kim, sau đó sợi gỗ được chế biến thành bột, hòa tan và kéo thành sợi xơ thông qua các công đoạn kỹ thuật. Quy trình này diễn ra khép kín và an toàn.

Bước 1: Bột gỗ sau khi nghiền mịn sẽ được hòa tan trong dung môi N-Methylmorpholine N-Oxide (NMMO) để tạo thành một hỗn hợp chất lỏng. Dung môi NMMO an toàn và thân thiện với môi trường, có khả năng tái sử dụng nhiều lần.

Bước 2: Hỗn hợp bột gỗ lỏng được đưa qua các lỗ nhỏ nhờ công nghệ nano để tạo thành sợi xơ. Quá trình này sử dụng lực cơ học để kéo sợi, không sử dụng hóa chất độc hại.

Bước 3: Sợi xơ sau khi kéo mỏng được chuyển sang khu vực chuyên dụng và được ngâm trong dung dịch amoniac để loại bỏ các amin oxit ra khỏi sợi vải. Dung dịch amoniac được tái sử dụng sau khi được xử lý.

Bước 4: Sợi vải sau khi loại bỏ amin oxit được làm sạch và sấy khô lần nữa để ra thành phẩm sợi Tencel. Sợi Tencel có độ bền cao, mềm mại và mịn màng.

Quy trình sản xuất Tencel được thực hiện khép kín, sử dụng ít nước và hóa chất, không gây hại cho môi trường

Quy trình sản xuất vải tencel 

2. Đặc tính vải Tencel

Mặc dù giá thành cao hơn so với các loại vải thông thường, Tencel được ưa chuộng bởi những đặc tính vượt trội:

2.1. Đặc tính vật lý

  • Khả năng hút ẩm cao: Giúp người sử dụng luôn cảm thấy thông thoáng và dễ chịu.
  • Ít bị nhăn nhàu: Duy trì form dáng đẹp sau khi giặt.
  • Thấm hút tốt: Mang lại sự thoáng khí, hạn chế bám bụi.
  • Độ bền cao: Ít bị co giãn, giữ form tốt.
  • Bề mặt mềm mịn: Tạo cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng khi sờ vào.

2.2. Đặc tính hóa học:

  • Thân thiện với môi trường: Khả năng tự phân hủy cao, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • An toàn cho sức khỏe: Dung môi axit amin dùng trong sản xuất không gây hại cho sức khỏe.
  • Kháng khuẩn và diệt nấm mốc: Bảo vệ làn da người dùng.

Ngoài ra, Tencel còn có một số ưu điểm khác như:

  • Màu sắc đa dạng: Phù hợp với nhiều sở thích và phong cách.
  • Dễ dàng giặt ủi: Tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Ứng dụng đa dạng: May mặc, chăn ga gối đệm,...

Với những ưu điểm vượt trội, Tencel là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến sức khỏe, môi trường và thời trang.

3. Những ưu và nhược điểm vải Tencel

3.1. Ưu điểm của sợi vải Tencel

Vải Tencel là sự kết hợp giữa điểm nổi bật của vải cotton nhưng khác biệt với những đặc tính riêng của nó:

  • Thân thiện với môi trường: Tencel tự phân hủy trong đất, không gây ô nhiễm môi trường. Quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại và có thể tái sử dụng tạp chất dư thừa.
  • Thoải mái và bảo vệ sức khỏe: Vải Tencel có khả năng hút ẩm tốt, không gây cảm giác nóng bức, bí bách. Bề mặt vải thông thoáng và kháng khuẩn.
  • An toàn cho làn da: Sợi vải Tencel giữ được độ mềm mại và khả năng kháng khuẩn, giảm vi khuẩn tồn tại trên bề mặt vải.
  • Đa dạng màu sắc: Dễ nhuộm và bền màu, cho phép tạo ra nhiều màu sắc đa dạng.
  • Họa tiết tinh tế: Có thể in hoặc vẽ họa tiết với độ sắc nét cao.

Vải Tencel vượt trội hơn so với vải còn lại

3.2. Hạn chế của chất vải Tencel

Tencel được xếp vào top những loại vải chất lượng cao cấp trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Tencel cũng có một số hạn chế nhất định. Vải Tencel được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên với quy trình khép kín, đòi hỏi kỹ thuật cao và tốn nhiều chi phí. Hầu hết các nhà máy sản xuất Tencel đều đặt ở nước ngoài, dẫn đến chi phí vận chuyển cao nên khi đến tay khách hàng loại vải này sẽ có chi phí tương đối cao. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận của Tencel với đại đa số người tiêu dùng.

Đối với một số thương hiệu thời trang, để giảm giá thành và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, một số thương hiệu thời trang pha trộn Tencel với các chất liệu khác như Cotton, Polyester có thể tận dụng ưu điểm vốn có của Tencel và phù hợp với thị trường tại Việt Nam.

4. Tại sao vải Tencel được coi là thân thiện với môi trường?

Sợi vải Tencel đã được kiểm chứng qua Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, với nguyên liệu chính là cellulose có trong gỗ của các loại cây như bạch đàn, khuynh diệp,... Những loại cây này thường được trồng theo phương pháp lâm nghiệp tự trồng, không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất tẩy rửa. Với khả năng tái sử dụng, vải Tencel là lựa chọn được khuyến khích để hướng đến ngành thời trang bền vững trong tương lai.

Trong quá trình sản xuất, vải Tencel tiêu thụ rất ít nước. Cellulose và bột gỗ được sử dụng để sản xuất sợi Tencel được xử lý trong một quy trình khép kín. Bất kỳ loại rác thải nào trong quá trình sản xuất cũng được phân hủy tự nhiên hoặc xử lý sinh học tại chỗ.

Ngoài ra, vải Tencel cũng được đánh giá là có độ bền cao hơn so với các chất liệu như Modal, Bamboo hay Cotton. Với những ưu điểm nổi bật này, vải Tencel thường được ưu tiên sử dụng để tạo ra các sản phẩm như chăn, ga, gối, đệm hay quần áo thời trang cho phân khúc cao cấp.

Sợi vải Tencel được sản xuất tự nhiên, thân thiện môi trường. 

5. Chất vải Tencel ứng dụng trong thời trang

Trong lĩnh vực thời trang, vải Tencel được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật như mềm mại, thoáng mát và dịu nhẹ trên da. Do đó, chất liệu này thích hợp cho việc may các trang phục ngủ hoặc những bộ quần áo thời trang phù hợp với mùa hè như áo thun nữ, đầm nữ cao cấp, áo sơ mi nữ và nhiều loại trang phục khác. Ngoài ra, với xu hướng ngày càng tăng của việc chú trọng đến môi trường, các sản phẩm từ chất liệu Tencel cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Dưới đây là một số sản phẩm phổ biến được làm từ chất liệu Tencel mà bạn có thể tham khảo:

5.1 Áo sơ mi denim Tencel
Áo sơ mi denim
là một trong những sản phẩm thời trang phổ biến được làm từ chất liệu Tencel. Sự kết hợp giữa vải denim và Tencel tạo ra một sản phẩm vừa mang tính thời trang, vừa thoải mái và thân thiện với môi trường. Áo sơ mi denim Tencel thường có độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, và mềm mại tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Đồng thời, áo sơ mi denim Tencel cũng thường được thiết kế với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách thời trang khác nhau.

Mềm mại và thấm hút tốt là ưu điểm của vải Tencel trong thiết kế áo sơ mi

5.2 Đầm tencel thời trang

Với ưu điểm thoải mái, mềm mại vải tencel được ứng dụng phổ biến trong thiết kế đầm mang lại sự nữ tính cho phái đẹp, mát mẻ cho người mặc, đồng thời có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái trong mọi hoàn cảnh. Đầm Tencel thường được thiết kế với các kiểu dáng đa dạng, từ những chiếc đầm maxi dài đến đầm dáng xòe ngắn, phù hợp với nhiều sở thích và dáng vóc khác nhau của phụ nữ. Đồng thời, việc chăm sóc và bảo quản đầm Tencel cũng rất đơn giản và tiện lợi, là một lựa chọn thông minh cho người tiêu dùng.

Đầm denim tencel nữ tính, thời trang

6. Hướng dẫn bảo quản vải Tencel

Để đảm bảo sản phẩm từ vải Tencel giữ được độ mới và bền màu theo thời gian, người dùng cần tuân thủ các biện pháp bảo quản sau đây:

  • Lộn sản phẩm trước khi giặt và chọn nước giặt cùng chế độ phù hợp (nếu giặt bằng máy). Điều này giúp tránh tình trạng nhàu nát và giữ form sản phẩm.
  • Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và nơi có nhiệt độ cao. Thay vào đó, nên phơi ở nơi thoáng mát, có nhiều gió để sản phẩm khô tự nhiên mà không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
  • Nếu sử dụng máy sấy, hãy chọn chế độ nhẹ nhàng phù hợp. Nhiệt độ cao từ máy sấy có thể làm giảm độ bền của vải và dễ làm co rút sản phẩm.
  • Sau khi giặt sạch, nên bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm móc. Sử dụng nước xả làm mềm vải hoặc nước hoa để sản phẩm luôn giữ được mùi thơm dễ chịu.

Lưu ý: Trong quá trình phơi sản phẩm từ vải Tencel, nếu gặp trời mưa hoặc sản phẩm bị ngấm nước, có thể dẫn đến việc sản phẩm nhăn và mất form. Ngược lại, phơi sản phẩm ở nơi có nhiệt độ quá cao có thể làm cho bề mặt vải bị co rút lại.

7. Tổng kết

Tencel mang đầy đủ những ưu điểm vượt trội của một loại vải tự nhiên, phù hợp với các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Quy trình sản xuất sợi vải Tencel theo công nghệ khép kín giữ nguyên những đặc tính tốt của cây bạch đàn, khuynh diệp và đồng thời sợi vải còn có tính tái sử dụng, tạo nên một chất liệu bền vững cho môi trường.

Các sản phẩm từ vải Tencel thường mang lại cảm giác mềm mại, bền bỉ và có màu sắc, hoa văn đẹp mắt, điều này làm cho chúng được ưa chuộng và lựa chọn sử dụng rộng rãi. Trong tương lai, chất liệu Tencel có thể sẽ trở nên phổ biến hơn nhờ vào những ưu điểm vượt trội và tính thân thiện với môi trường của nó, thay thế cho những loại chất liệu nhân tạo khó phân hủy, góp phần giảm gánh nặng cho môi trường. Hi vọng thông tin về vải Tencel trong bài viết này sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về chất liệu này và có thêm lựa chọn sản phẩm phù hợp hơn cho mình.